Thiên Mệnh Chí Tôn


Còn người đàn ông trung niên kia thì ôm tài liệu đi tới nói.

“Ông Dương, mời ngồi!"

Ông Dương này tên là Dương Thiên Hoa, làm việc trong Cục Văn hóa ở Mạch Thành, có thể nói là người nắm rõ lịch sử phát triển của đảo Mạch từ xưa đến nay, nếu muốn điều tra nguồn gốc và lịch sử của đảo Mạch, thì không ai hiểu rõ hơn ông ta hết.

Sau một lúc làm quen ngắn ngủi. Dương Thiên Hoa đã bắt đầu đi vào đề tài chính.

“Nghe nói cậu Trần cảm thấy hứng thú về lịch sử thành lập của đảo Mạch, nên chiều nay tôi đã cố ý điều tra rất nhiều tài liệu về chúng. Ban đầu Mạch Thành này chỉ là một làng chài nhỏ, với trăm hộ dân ở vùng ven biển mà thôi, còn về nguồn gốc giai đoạn lịch sử này, e là phải kéo dài tới vạn năm, dựa theo hóa thạch được khai quật từ mấy chục năm trước trên đảo...”

“Đây đều là những lịch sử rất chính quy, ông Dương à, ông có dã sử nào mang tính truyền thuyết, nhưng lại có khá đủ căn cứ không?” Trần Khiêm nghe xong thì không khỏi hỏi.

“Dã sử ư? Cậu Trần thích nghe dã sử à? Nếu nói về một số truyền thuyết dã sử có liên quan đến đảo Mạch thì có rất nhiều. Thứ cho tôi nhiều lời, cả đời tôi chỉ có một sở thích, đó là nghiên cứu dã sử, đồng thời sưu tập. chứng cứ, rồi từ đó lật đổ chính sử, lần này cậu Trần tìm đúng người rồi.”

Dương Thiên Hoa cười nói.

Sau đó ông ta bắt đầu giảng giải cho Trần Khiêm về một số truyền thuyết lâu đời.

“Có lẽ là khoảng hai mươi năm trước, lúc tôi mới vào. làm việc không lâu, trong một lần vô tình, tôi đã nhìn thấy một cuốn sách rất cổ trong thư viện Cục Văn hóa, cuốn sách đó được viết bằng văn tự cổ, tôi vừa đọc đã thấy si mê rồi.”

“Bởi vì văn tự lúc đó rất khác biệt với văn tự cổ đại bình thường. Lúc học đại học, tôi đã chọn khoa khảo cổ học, nên một vị giáo sư đã truyền thụ cho tôi ý nghĩa của một số văn tự này, trong đó chứa đầy truyền thuyết và dã sử. Nói thế nào nhỉ, theo cách nói hiện nay, thì người ghi chép những truyền thuyết này giống như đang kể lại một hồi ký”

Dương Thiên Hoa nói: “Cuốn dã sử này là được người cổ đại sau này sao chép lại từ trên bia đá, kể về câu chuyện của một ông lão, nói một cách chính xác là câu chuyện của một ông lão may mắn sống sót.”

“Ông ấy nói, lúc còn trẻ, ông ấy từng may mắn được chọn tham gia vào một nghi thức tang lễ đặc biệt, còn vì sao gọi là đặc biệt, đó là vì ông ta phải đi mai táng một tiên nữ trên trời, hơn nữa còn chôn cất ở một nơi rất nguy nga, đó chính là cung điện dưới đáy biển.”

Nghe đến đây, Trần Khiêm và Cổ Vũ Tiêu không khỏi nhìn nhau.

“Tiếp theo đây, tôi sẽ kể lại quá trình khiêng quan tài đến đảo Mạch chúng tôi, trong đoàn người đó, nếu tính thêm đại sư thì có tổng cộng ba mươi bảy người, bởi vì gặp phải sóng to gió lớn nên dừng chân trên đảo Mạch.”

Mí mắt Trần Khiêm không khỏi khẽ giật.

Chẳng... chẳng phải đây là nội dung trong sáu bức bích họa kia sao?

Đúng rồi, câu chuyện này chắc đang kể về quá trình sau khi bọn họ tới đảo Mạch.

Bởi vì lúc rời khỏi đảo Mạch, trên bức bích họa đó. cho thấy, lão ăn mày chỉ dẫn theo hai mươi bảy người, thiếu đi chín người.

Mà từ đoạn văn tự trích trên tấm bia này, càng giống như mộ chí của một người nào đó trong số chín người ở lại trên đảo Mạch.

Chẳng lẽ sau khi chín người này ở lại vẫn chưa chết à? Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì vậy, tại sao phải ở lại chứ?

“Ông ấy nói lúc tới đảo Mạch, đã thay đổi cuộc đời ông ấy, càng chứng kiến cảnh tượng mà ông ấy không thể nào quên trong cả cuộc đời. Đó là vào một đêm bọn họ đang cắm trại, bỗng cảm thấy trời đất như đổ sụp xuống, toàn bộ đảo đều bị nhấn chìm, mọi người đều cho rằng tai họa sắp đến rồi, nên vội vàng chui ra ngoài, kết quả lại nhìn thấy một căn nhà bằng đồng khổng lồ đang bay lên.”

“Cứ lơ lửng giữa không trung! Căn nhà bay này rất to lớn, hơn nữa quan trọng nhất là trong đó có người, có người đã đi ra ngoài, nên lúc cửa chính căn nhà bay này mở ra, họ còn có thể nghe thấy tiếng la hét cực kỳ thảm thiết của mấy người ở trong đó.”

“Lúc đó, mấy người này cực kì sợ hãi bởi vì những tiếng hét này làm cho người khác cảm thấy rất khó. chịu.


Nhấn để mở bình luận

Thiên Mệnh Chí Tôn